Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là những tổn thương trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi không phân biệt dưới tính. Tuy nhiên tỉ lệ nam giới bị viêm loét dạ dày tá tràng thường nhiều hơn, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hẳn nhanh chóng. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, vậy khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
- Đau bụng vùng thượng vị: Là đấu hiệu điển hình thường gặp nhất, do niêm mạc dạ dày- tá tràn đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của axit dạ dày. Thời gian đầu những cơn đau thường xuất hiện lúc quá no hoặc quá đói, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
- Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn
- Cảm giác chướng bụng đầy hơi, khó tiêu. Các triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên hay bị người bệnh bỏ qua.
- Chán ăn, sút cân
- Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, cùng với đó là các dấu hiệu thiếu máu, chóng mặt, choáng váng; tất cả các triệu chứng này xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Việc nhận biết nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng rất quan trọng, giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều trị bênh cách tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dà dày – tá tràng.
– Thói quen ăn uống: Thường xuyên dùng đồ uống có cồn, ăn cay, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng nên cũng được gọi là nguyên nhân gây bệnh.
– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Hylori ( HP ): Nhiễm vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn là loại vi khuẩn này có thể lây từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt.
– Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, stress keo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
– Sinh hoạt không điều độ: Rối loạn giờ giấc, thói quen ăn khuya, nhịn đói quá lâu,… cũng là nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng.
– Thuốc Tây: Sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm không có steroid ( NSAIDs ), kích thích lớp niêm mạc dạ dày và ruột non gây viêm loét dạ dày tá tràng.
– Di truyền: Đây được xem là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình.
Chế độ ăn cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng
Khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng người bệnh cần đến trực tiếp các cơ sở y tê uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nói riêng và các bệnh về đường tiêu hóa nói chung là những bệnh rất có khả năng tái phát. Vì vậy người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp để đạt hiệu quả cao trong điều trị và phòng ngừa tái phát.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Thực phẩm nên ăn
Người bệnh nên tăng cường thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết axit và thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
Chuối: Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ axit vượt ngưởng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh bi tiêu chảy hoặc nôn ói. thành phần xơ hòa tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
Bánh mì: Bánh mì cũng là một lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khỏe mạnh hơn.
Cơm: Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều axit; có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai,…
Canh/ suop: Nếu chưa biết viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì thì canh, suop có thể giúp bạn bởi. Canh / suop với thực phẩm đả được nấu chín, mềm, không gây áp lực với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loảng nồng độ axit trong dịch dạ dày và đường ruột phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Nước dừa: Nước dừa giàu các chất điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng các chất bị mất sau tiêu chảy hoặc nôn ói.
Sữa chua: Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong các bệnh lý dạ dày, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích cho đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Người bệnh nên bắt đầu với ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.
Gừng: Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hằng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.Nếu chưa biết viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì thì có thể dùng gừng
Nghệ và mật ong: Hỗ hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc Đông y chính trong điều trị bệnh lý loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hóa độ axit của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ axit tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.
Trà thảo dược: Đa số các loại trà thảo dược giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.
Viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì?
- Các loại thức ăn cứng, dai có thể làm tăng mức độ tổn thương, viêm loét dạ dày tá tràng.
- Các loại thịt nguội, chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đô ăn nhiều dầu mỡ
- Những thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như giá đỗ, dưa muối, hành hẹ, cần tây,…
- Những thực phẩm làm tăng axit dạ dày như trái cây chua, thực phẩm chua
- Những loại thực phẩm, đồ uống gây tổn thương đến niêm mạc dà dày như tỏi, ớt, rượu, bia….
- Chè, cà phê đậm đặc, các loại đồ uống có gas.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì? chúng tôi đã có gắng liệt kê một số thực phẩm nên ăn và nên kiêng. Mong rằng bài viết có thể cho bạn hiểu hơn về căn bệnh từ đó xây dựng cho mình một chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý để phòng và chữa bệnh cách hiệu quả nhất, xin cảm ơn
Các Bài Viết Liên Quan Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Những Thông Tin Quan Trọng Về Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng
- Viêm Loét Hành Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không ?
- Những Thông Tin Quan Trọng Về Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Tính
- Chế Độ Ăn Cho Người Loét Dạ Dày Tá Tràng
- Sự Khác Nhau Giữa Loét Dạ Dày Và Loét Tá Tràng
- Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nên Ăn Gì Để Giảm Triệu Chứng
- Những Dấu Hiệu Viêm Loét Dạ Dày Bạn Cần Chủ Ý
- Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Đau Dạ Dày Từ Thảo Dược Quý
- Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Giảm Cơn Đau?
- Các Bệnh Về Dạ Dày Thường Gặp Mọi Người Cần Lưu Ý