Viêm Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không ?

Viêm dạ dày tá tràng

Bệnh viêm dạ dày tá tràng được xem là căn bệnh phổ biết nhất của đường tiêu hoá, hiện nay đang gia tăng tại Việt Nam với tỉ lệ dân số mang yếu tố nguy cơ lên đến 70%. Bệnh viêm dạ dày – tá tràng có thể gây rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng đến việc hấp thụ rất nặng, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Việc theo dõi, phát hiện các triệu chứng và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và giảm thiểu các triệu chứng, cũng như cải thiện chức năng tiêu hoá và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày – tá tràng

Do mất cân bằng giữa yếu tố tân công và yếu tố bảo vệ ( tức là mất cần bằng giữa Nồng độ acid dạ dày và tính toàn vẹn cua niêm mạc dạ dày, lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày), gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày gồm các nguyên nhân phổ biên sau.

  • Nhiễm khuẩn: Là nguyên hàng đầu hay gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori ( HP ) rất phổ biến ở nước ta ước tính tới 70% trong tổng số những người mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng, do loài vi khuẩn này rất dễ lây lan qua đường ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày bị phá vở chúng sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
  • Dụng thuốc giảm đau kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirin, ibuprofen, steroid… sử dụng không đúng hoặc dùng thường xuyến do nhu cầu điều trị cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng.
  • Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như: Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều da vị cay nóng, đồ ăn chiên xào, ăn không điều độ… Hút thuốc có thể làm loét dạ dày ở người bị nhiễm HP.. Uống rượu làm tăng kích thích sản sinh acid dạ dày và bào mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Căng thẳng, stress kéo dài cũng làm tăng nguy cơ viêm dạ dày tá tràng. 
Viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày tá tràng 

  • Đau bụng vùng thượng vị: Là dấu hiệu điểm hình thường gặp nhất, những cơn đau xuất hiện là do niêm mạc đã bị tổn thương, lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. Thời gian đầu đau tăng lên khi quá no hoặc quá đói, sau đó các cơn đau xuất hiện với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
  • Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: Cảm giác đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hoá chậm lại, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy bị đầy bụng khó tiêu. thường xảy ra ở dai đoạn sớm nên rất dễ bị bỏ qua.
  • Buồn nôn hoặc nôn nhiều: Khi người bệnh nôn nhiều sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ như rách niêm mạc thực quản tác động nghiêm trong đến sức khoẻ. Bên cạnh đó nôn nhiều khiến cho tình trạng mất nước và các chất điện giải trong dịch dạ dày xay ra, nặng hơn có thể là tình trạng hạ huyết áp, truỵ tim, người bệnh sút cân nhanh.
  • Ợ hơi, ợ chua và nóng rát vùng thượng vị: Đa số người bệnh viêm dạ dày tá tràng thường có các triệu chứng này. Ợ hơi hoặc ợ chua là các triệu chứng thường xuất hiện với những bệnh nhân ở thời kỳ đầu.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Mất ngủ hay giấc ngủ thường xuyên bị dán đoạn do viêm dạ dày tá tràng gây đầy hơi, nặng bụng, khó tiêu hay do đau bụng lúc bụng đói vào lúc nữa đêm về sáng.
  • Rối loạn tiêu hoá: Một dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ta tràng nữa đó là có triệu chứng thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do việc tiêu hoá không ổn định, người bị viêm dạ dày tá tràng thường bị sút cân. Hoặc ngược lại do triệu chứng đau thường xuất hiện lúc đói nên người bệnh hay ăn nhiều hơn, có thể gây tăng cân nhanh.

Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày tá tràng trên đây chỉ mang tính gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Vậy nên khi thấy các dấu hiệu trên xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện để làm các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, và đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày tá tràng. Phương pháp nội soi giúp chúng ta xác định chính xác vị trí cũng như mức độ tổn thương tổn thương của viêm loét dạ dày tá tràng, hay có vi khuẩn Hp không. Từ đó bác sĩ mới đưa ra phác độ điều trị phù hợp đối với từng trường hợp bị viêm loét dạ dày – tá tràng để điều trị một cách hiệu quả nhất.

các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày
các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

3. Hệ quả của bệnh viêm dạ dày – tá tràng 

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn mạn tính sẽ khó điều trị dứt điểm. Căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nên sức khoẻ người bệnh như:

  • Xuất huyết tiêu hoá: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của một vết viêm loét chảy máu bao gồm các triệu chứng như nôn ra máu đỏ hay đi ngoài phân có màu đen, chóng mặt, choáng váng.
  • Thủng dạ dày tá tràng: Tình trạng này xảy ra khi dạ dày tá tràng bị bào mòn hoàn toàn. Dấu hiệu của thủng dạ dày tá tràng là hiện tượng đau bụng dữ dội và đột ngột
  • Hẹp môn vị: Khi ổ viêm hình thành sẹo sẽ dẫn không gian môn vị bị thu hẹp, từ đó làm gián đoạn quá trình dịch chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Tình trạng này thường có các triệu chứng như nôn mửa, đau thượng vị sau khi ăn, người bệnh sút cân nhanh chóng. 
  • Ác tính hoá: Theo các thống kê có khoảng 10% ca bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ bị ung thư do xuất hiện khối u ác tính, phần lớn các trường hợp này đều có vết loét dạ dày lớn và tiến triển một thời gian dài hơn 10 năm. 

Bên cạnh các biến chứng trên, viêm loét dạ dày tá tràng còn có tác đông tiêu cực đến hoạt động ăn uống, khiến cơ thể bị suy nhược, suy giảm đến chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất học tập và công việc. Hơn nữa những cơ đau thường bùng phát vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ, tăng áp lực lên hệ thống thân kinh, tác động trực tiếp đến tâm lý người bệnh.

Xem Thêm: Thuốc Đông Y Trị Viêm Dạ Dày Tá Tràng 

4.  Các phương pháp điều trị viêm dạ dày tá tràng

Các phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với mục đích cải thiện các cơn đau và làm lành các ổ viêm loét do bệnh lý gây ra, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm.

+ Áp dụng các mẹo dân dan:

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng chỉ được áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc các triệu chứng bệnh đã được kiểm soát. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ làm lành các vết viêm loét và phục hồi những mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Dùng tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh về đường tiêu hoá nói chung và bệnh viêm dạ dày tá tràng nói riêng. Bởi vì tinh bột nghệ có chứa nhiều chất Curcumin có khả năng kháng sinh, kháng viêm, ức chế sự phát triển của virus và chống oxi hoá cao.

Người bệnh có thể bổ sung tinh bột nghệ vào thực đơn, uống trà nghệ, hoặc pha tinh bột nghệ với vài thìa mật ong nguyên chất cùng với nước ấm dùng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cách hiệu quả.

Sử dụng nha đam: Chất nhựa từ lá nha đam có khả năng ức chế sản xuất men pepsin và axit hydrochloric. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khi sử dụng nha đam sẽ ức chế được vi khuẩn có hại, phục hồi ổ loét, nhuận tràng và trung hoà axit. Người bệnh có thể uống nước nha đam sau mỗi bữa ăn giúp làm giảm cảm giác nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn và khó chịu.

chữa đau dạ dày bàn nha đam
chữa đau dạ dày bàn nha đam

Dùng chè dây: Chè dây là một loại thảo dược mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Chè dây có tác dụng ức chế bào tiết axit và kháng khuẩn mạnh hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất flavonoid có trong chè dây có tác dụng phục hồi, tái tạo những mô niêm mạc bị tổn thương. Người bệnh có thể dùng chè dây pha trà hoặc sắc uống mỗi ngày để làm dịu các cơn đau và làm vùng thượng vị dễ chịu hơn.

hầu hết các mẹo chữa viêm dạ dày tá tràng từ thảo dược trong tự nhiên đa phần đều rất an toàn, lành tính ít khi gây tác dụng phụ nên có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày ở giai đoạn nhẹ. Bên cạnh đo người bệnh cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để được tư vấn bài thuốc phù hợp và hiệu quả

Xem Thêm: Thuốc Đông Y Trị Viêm Dạ Dày Tá Tràng 

+ Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc tân dược luôn được ưu tiên để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá trong đó có bệnh viêm loét đầy tá tràng bởi tính phổ biế, tiện lợi và thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhanh chóng. Sau khi người bệnh được thăm khám và làm xét nghiệm hoặc nội soi, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào tình trạng của bệnh lý, độ tuổi để chỉ định các loại thuốc phù hợp để giảm nhanh cơn đau, lanh các tổn thương niêm mạc dạ day. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bạn nên tham khảo.

triệu chứng bệnh dạ dày..
triệu chứng bệnh dạ dày..

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các loại thuốc Ducas, Sucralfate, Ulcar,… được chỉ định để ngăn ngừa quá trình bào mòn của dịch vị, bảo vệ ổ viêm loét. Bên cạnh đó thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như chế phẩm có chứa Bismuth có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP, thuốc đước uống trước khi ăn khoảng 1 tiếng.

Nhóm thuốc kháng axit: Các loại thuốc như Maalox, Phosphalugel, Gastevin,…có tác dụng trung hoà axit trong dạ dày từ đó giam đau vùng thượng vị, cải thiện tình trạng nóng rát, ợ hơi, ợ chua. Thuốc thường được chỉ định uống sau khi ăn 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ. 

Nhóm thuốc kháng sinh: Đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP, lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp các loại thuốc kháng sinh với các loại thuốc ức chế bài tiết axit để kiểm soát tình trạng bệnh. Do Vi khuẩn HP thường có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy, người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo phác độ của  bác sĩ, không được tự ý sử dụng hay thay đổi thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Nhóm thuốc ức chế bài tiết axit: Các loại thuốc ức chế gastrin (Somatostatin), thuốc kháng histamin H2 (Ranitidin, Nizatidin, Famotidin, Cimetidin), thuốc ức chế bơm proton (Rabeprazole, Omeprazole, Lansoprazole,…). Các loại thuốc này sẽ được chỉ định hạn chế quá trình bài tiết axit ở dạ dày, phục hồi ổ viêm từ đó ngăn ngừa quá trình xâm lấn của dịch vị, hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của bệnh lý.

+ Dùng thuốc Đông Y trị viêm dạ dày tá tràng

Ngày nay con người có xu hướng tìm đến các vị thảo dược Đông y để điều trị bệnh, vì những ưu điểm của nó như: Các vị thuốc trong đông y đã được sử dụng và trải nghiệm từ rất lâu đời, an toàn cho người sử dụng. Có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc… Khi dùng thuốc chữa đau dạ dày bằng đông y tác dụng của thuốc cũng giống như tây y, hạn chế tiết acid, giảm co thắt, bảo vệ niêm mạc và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét.

Bên cạnh đó ưu điểm mà tây y không có được đó là ĐÔNG Y lấy gan, dạ dày, lợi khí, dưỡng huyết, điều tiết tỳ vị làm nòng cốt. Khi sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày tá tràng bằng đông y sẽ giúp tỳ vị được khỏe mạnh từ đó làm cho sức khỏe của dạ dày được khôi phục, yếu tố bảo vệ được tăng cường, dạ dày sẽ tự tái tạo lại niêm mạc và làm lành vết thương một cách dễ dàng, đây là ưu điểm của Đông Y vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp điều trị khác.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Người điều trị bệnh Đau Dạ Dày bằng phương pháp Đông Y có tỉ lệ lành bệnh cao hơn so với người điều trị bằng phương pháp Tây Y đến 72%.”

Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Hiểu được những lợi ích mà đông y mang lại Công Ty Tidras đã dày công nghiên cứu và ứng dụng thành công thuốc điều trị viêm dạ dày – tá tràng Amory. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ dược liệu đông y, dựa trên cơ sở tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, chống viêm loét và tái tạo niêm mạc dạ dày tá tràngức chế tiết axit dạ dàythúc đẩy nhanh quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dàyBổ Tỳ Dưỡng Vị khôi phục lại hoàn toàn sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa từ đó loại bỏ bệnh một cách toàn diện từ gốc đến ngọn.

Xem Thêm: Thuốc Đông Y Trị Viêm Dạ Dày Tá Tràng 

5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm dạ dày tá tràng

Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy bện cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau phục hồi và phòng ngừa bệnh tốt hơn. 

  • Tránh ăn những thực phẩm khô cứng, chứa nhiều dầu mỡ, axit các gia vị cay nóng… Ngoài ra người bệnh nên kiêng rượu bia, thuốc lá, cafe, trà đặc và các chất kích thích khác. 
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khoẻ và đường ruột như trái cây, rau xanh, thịt lợn nạc, các loại rau củ, cá và thực phẩm chứa nhiều tinh bột
  • chọn các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu vừng… để giúp phục hồi vết viêm loét tốt hơn, bên cạnh đó các loại dầu này còn làm giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng và ngăn ngừa táo bón. 
  • Cần thay đổi các thói quen ăn uống không phù hợp, không lành mạnh như thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ,ăn quá nhanh, sau khi ăn vận động mạnh..
  • Tránh để bụng quá no hoặc quá đói, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa để giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giảm áp lực cho dạ dày.
  • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh vì có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ dược dùng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, bên cạnh đó người bệnh cũng cần nói cho bác sĩ biết tình trạng bệnh lý dể được điều chỉnh thuốc phù hợp 
  • Cân bằng thời gian làm việc,dành nhiều thời gian nghĩ ngơi, tránh lao lực quá mức, tránh căng thẳng. Vì khi căng thẳng thần kinh sẽ kích thích dạ dày co bóp quá mức và tăng sự bài tiết dịch vị làm cho các triệu chứng của bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể ngồi thiền, nghe nhạc, trò chuyện với người thân … để giải phóng các suy nghĩ tiêu cực. 

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị sớm, tuy nhiên với các trường hợp chủ quan bệnh có thể chuyển qua giai đoạn mãn tính dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày tá tràng người bệnh cần đến nay cơ sở y tế để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.

Xem Thêm: Thuốc Đông Y Trị Viêm Dạ Dày Tá Tràng 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *