Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Thường Được Sử Dụng Nhiều Nhất

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất chứa trong dạ dày trào ngược lên phía thực quản, cổ họng gây ra tình trạng ợ nóng, ợ hơi và nóng rát vùng ngực dọc theo xương ức. Trong nhịp sống công nghiệp hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng phổ biến. Vậy bệnh có những triệu chứng nào và thuốc điều trị trào ngược dạ dày ra sao?

Triệu chứng của bệnh có một số biểu hiện như nóng rát, ợ chua, ợ hơi, ợ khan, đầy bụng, sôi bụng, ầm ạch, ăn mau no… Nguyên nhân gây bệnh chữa được xác định chính xác, song có một số yếu tố thường được nhắc đến đó là sự rối loạn trương lực cơ vòng thực quản, rối loạn trương lực co bóp dạ dày, ngoài ra còn có một số yếu tố khác như thiếu hụt các enzym tiêu hoá làm thay đổi môi trường pH trong dạ dày đặc biệt là sự tăng tiết Hcl .. Bệnh được xác định dựa vào kết quả khám lâm sàng, nội soi dạ dày thực quản và chụp xạ hình.

Mục tiêu của thuốc trị trào ngược thực quản là làm mất đi các triệu chứng của bệnh, chữa lành tình trạng viêm thực quản nếu có, ngăn ngừa chít hẹp, trầy xước niêm mạc và loét tái phát duy trì hiệu quả điều trị lâu dài. Do vậy cho đến nay đã có rất nhiều loại thuốc trị trào ngược dạ dày được đưa vào để điều trị.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Thuốc Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Đa số các trường hợp khi mới mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý khác về đường tiêu hoá đều tìm đến các loại thuốc Tây y để làm giảm các triệu chứng của bệnh lý. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau, vì vậy người bệnh phải được bác sĩ kiểm tra và căn cứ vào mức độ triệu chứng bệnh lý, thể trạng cũng như khả năng thích ứng.Từ đó mới có chỉ định các loại thuốc phù hợp giúp khắc phục chứng trào ngược dạ dày cách hiệu quả.

Một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày được bác sĩ thường dùng trong điều trị như:

  1. Thuốc điều hòa nhu động ruột: Metoclopramid, Domperidon, Sulpirid,
  2. Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazol, Omeprazol, Esomeprazol, Pantoprazol,…
  3. Thuốc tạo màng ngăn dạ dày và thực quản: Alginate, Domitazol,…có khả năng tạo lớp ngăn axit dạ dày trào lên thực quản.
  4. Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản: Metoclopramide, Cisapride,…

Dưới đây là các thông tin chi tiết về các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

1. Thuốc Axit Alginic

Axit Alginic là thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày phổ biến, khi được đưa vào cơ thể người bệnh Axit Alginic sẽ hoạt động theo cơ thể tạo ra lớp màng ngăn thực quản và dạ dày bằng lớp gel được tạo ra từ axit alginic. Từ đó, thuốc giúp trung hòa lượng axit dạ dày, đồng thời bảo vệ niêm mạc thực quản không bị bào mòn.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng

Thuốc trị trào ngược dạ dày Axit Alginic được điều chế dưới dạng viên nén. Với các thuốc dạng viên chứa Axit Alginic 200mg, Magnesium trisilicate 40mg, Nhôm hydroxide 80gr và Sodium bicarbonate 70mg, người bệnh uống 4 lần/ ngày, mỗi lần uống từ 1 – 2 viên.

Uống thuốc sau mỗi bữa ăn, nên uống thuốc cùng với 2 ly nước lọc hay nước trái cây.

Chống chỉ định

Thuốc trị trào ngược dạ dày Axit Alginic không sử dụng cho các đối tượng sau:

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Trường hợp có tiền sử mắc bệnh viêm ruột thừa, Alzheimer, tiêu chảy, tắc nghẽn dạ dày, thông ruột hồi hoặc mắc các vấn đề về gan, thận,…

Tác dụng phụ thường thấy

Đa số các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sau khi sử dụng thuốc Axit Alginic sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như:

Ngứa, khó thở, Đau đầu, Rối loạn tiêu hóa nhẹ. Phát sinh các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban,… Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, Buồn nôn và nôn, Phản xạ chậm, cơ yếu..

Lưu ý: Khi nhận thấy các biểu hiện trên sau khi sử dụng thuốc Axit Alginic, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi tình trạng bệnh lý và cân nhắc thay thế các loại thuốc phù hợp

thuốc trị trào ngược dạ dày
thuốc trị trào ngược dạ dày

2. Omeprazol

Omeprazol là một trong các loại thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý liên quan đến thực quản và dạ dày, bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Omeprazol có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày, khắc phục các triệu chứng như ho, ợ nóng, đau khi nuốt, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Ngoài ra, thuốc trị trào ngược dạ dày Omeprazol còn hỗ trợ làm lành tổn thương ở dạ dày, thực quản do axit gây ra, phòng ngừa biến chứng ung thư.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

Liều dùng khởi đầu: Uống khoảng 20mg Omeprazol/ lần/ ngày. Dùng thuốc trước bữa ăn và liệu trình điều trị với Omeprazol chỉ kéo dài trong vòng 4 – 8 tuần. Trường hợp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có mức độ nặng, bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều dùng lên 4mg.

Liều dùng duy trì: Trường hợp điều trị lâu dài, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng với liều 10 – 20mg mỗi ngày.

Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Omeprazol chữa trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Đau đầu, Buồn nôn, Phát ban đỏ, Táo bón, Tiêu chảy, Lượng magie trong máu bị giảm gây ra chứng đau cơ, buồn nôn, yếu cơ, ho, tăng nhịp tim, chóng mặt,…Phát sinh một số triệu chứng cảm lạnh như đau họng, nghẹt mũi, Sốt

thuốc trị trào ngược dạ dày.
thuốc trị trào ngược dạ dày.

3. Domperidon

Domperidon là một trong các loại thuốc có tác dụng tăng cường chuyển động co thắt dạ dày và đường ruột. Khi được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ hoạt động nhờ vào cơ chế kháng dopamin, tác động đến thụ thể dopamin ở não, nhờ đó kích thích nhu động ruột, tăng cường hoạt động co bóp cơ thắt tâm bị và giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Liều dùng và cách dùng thuốc Domperidon

Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sử dụng thuốc Domperidon điều trị có thể tham khảo liều dùng: Uống 10 – 20mg/ ngày, mỗi ngày uống 3 lần sau khi bữa ăn.

Chống chỉ định

– Thuốc Domperidon điều trị trào ngược dạ dày thực quản không sử dụng cho người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

– Đối tượng đang mắc bệnh tắc ruột, có ổ viêm loét trong dạ dày hoặc có tiền sử mắc các vấn đề về gan không sử dụng thuốc Domperidon.

Tác dụng phụ

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Domperidon có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, Ngứa da, nổi mẩn đỏ, Gây khô miệng, Táo bón, tiêu chảy, Rối loạn kinh nguyệt, Cơ thể mệt mỏi,…

Tuy nhiên, các biểu hiện này có thể xuất hiện ở một số trường hợp nên người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn và xử lý hiệu quả các tác dụng phụ của thuốc.

4. Prilosec OTC

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Prilosec OTC thuộc nhóm ức chế bơm proton. Thuốc khi được đưa  vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ chế ngăn chặn, ức chế enzyme cho phép acid bơm từ proton đến các tế bào ở thành dạ dày.

Prilosec OTC có thành phần chính: Esomeprazole (Nexium), Prilosec, Dexlansoprazole (Dexilant).

Thuốc Prilosec OTC được khuyến khích sử dụng để khắc phục các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và khó chịu tạm thời. Trường hợp hoạt động tiết axit dạ dày quá nhiều sẽ thể ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản, gây viêm loét dạ dày hoặc thành ruột.

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Prilosec OTC phát huy hiệu quả tối đa từ 30 phút đến 3.5 giờ từ lúc sử dụng.

Bên cạnh điều trị các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản, thuốc Prilosec OTC còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như đau đày, viêm dạ dày, viêm loét tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison ở người trưởng thành.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

– Thuốc Prilosec OTC dùng khoảng 20mg/ lần/ ngày, liệu trình điều trị kéo dài từ 4 – 8 tuần.

– Trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.

Chống chỉ định

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Prilosec OTC không sử dụng cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc như: Esomeprazole (Nexium), Prilosec, Dexlansoprazole (Dexilant).

thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

5. Thuốc trị trào ngược dạ dày Yumangel

Thuốc Yumangel hay còn gọi là thuốc chữ  Y, được điều chế dưới dạng hỗn dịch uống, có tác dụng hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày, đắng miệng,…

Các thành phần trong thuốc chữ Y sẽ tạo nên cấu trúc vững chắc khi được dung nạp vào cơ thể. Lúc này sẽ bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày một lớp nhầy, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ và ngăn chặn tác động tiêu cực của axit dạ dày.

Cách dùng và liều dùng

Yumangel được khuyên dùng trước hoặc sau bữa ăn ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng. Mỗi lần uống 1 gói, mỗi ngày uống tối đa 4 gói. Đối với trẻ em liều dùng thấp hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng cụ thể.

6.Thuốc  Zantac

Zantac là sản phẩm chuyên điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Zantac có thành phần chính Zantac là Hydroclorid, là một hoạt chất đối kháng lên thụ thể histamin H2.

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Zantac có hiệu quả trong hoạt động tăng tiết axit, từ đó ngăn chặn chứng trào ngược dạ dày, nóng rát vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn,…Ngoài ra, thuốc còn có khả năng đào thải lượng pepsin có trong dịch vị dạ dày, cân bằng nồng độ PH trong dạ dày đến 12 giờ.

Thuốc cũng chứa hàm lượng kháng sinh khá mạnh hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn HP ( Helicobacter).

Hướng dẫn cách dùng và cách dùng

Thuốc trị trào ngược dạ dày Zantac được điều chế dưới dạng viên sủi và viên nén. Người bệnh có thể tham khảo liều dùng như sau:

Dạng viên sủi: Mỗi lần uống 1 viên 150mg, ngày uống 2 lần sáng và tối. Lúc uống cho viên sủi vào lý nước, đến khi tan hết là có thể uống.

Dạng viên nén: Mỗi lần uống 1 viên 150mg, uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Đối với người bị viêm loét dạ dày uống 300mg/ 1 lần trước khi ngủ với nước lọc.

Chống chỉ định

Không sử dụng Zantac cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Chống chỉ định với người bị suy gan, suy thận,…

thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản.
thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

1. Chỉ sử dụng thuốc trào ngược dạ dày thực quản khi có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn. Hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc: rabeprazole,  omeprazole hoặc lansoprazole có tác dụng ức chế tiết dịch axit, làm giảm hoạt động bơm proton ở dạ dày.

2. Tuyệt đối tuân thủ liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, căn cứ vào mức độ bệnh lý, thể trạng, khả năng đáp ứng thuốc bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định kết hợp các loại thuốc phù hợp.

3. Người bị trào ngược dạ dày thực quản không tự ý sử dụng các loại thuốc áp lực cơ thắt dưới như: Thuốc chẹn beta, chẹn alpha, theophylline, các dẫn chất nitro, ức chế calci, thuốc an thần, chống parkinson,…khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4. Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau không steroid và aspirin vì có thể khiến các triệu chứng viêm thực quản trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện nay việc điều trị với nhóm thuốc ức chế bơm proton đạt thành công nhất, trong đó có khoảng nửa số bệnh nhân có thể duy trì sự thành công chỉ cần điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton cách ngày hoặc dùng một loại kháng thụ thể H2.

Đặc biệt, bên cạnh việc dùng thuốc thì việc duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, mỗi bữa không nên ăn quá nhiều, nên ăn làm nhiều bữa, 4 – 5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn ít một; không nên ăn chất lỏng, nên ăn đặc, khô; sau khi ăn không nên nằm nhiều, ngồi ở tư  thế cúi ra phía trước… nằm ngủ ở tư thế đầu dốc cao; bỏ hẳn một số thức ăn làm giảm trương lực cơ vòng: socola, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có hơi; ăn chậm, nhai kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày; không được dùng một số thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản như estrogen, progesteron, anticholinergic, barbituric, ức chế calci, diazepam, theophylin. Chỉ phẫu thuật khi điều trị nội khoa không khỏi và khi có biến chứng nặng nề.

Thuốc Đông Y Trị Trào Ngược Dạ Dày

Y học cổ truyền xếp dạ dày – tá tràng vào phạm vi “Tỳ vị”. Trong thiên “Khôn hóa thái chân”, Hải Thượng Lãn Ông (y tổ ngành y học cổ truyền Việt Nam) lý giải:

“Sự sống con người lấy tỳ vị làm chủ. Tỳ giữ chức vận hóa, vị giữ chức thu nạp. Một bên nạp, một bên vận hóa , chuyển biến thức ăn thành chất tinh hoa sinh ra tinh khí nuôi dưỡng cơ thể, thấu suốt khắp kinh mạch và lạc mạch toàn thân”.

Do đó, điều trị bệnh dạ dày bằng Đông y chính là việc ổn bổ tỳ vị, cân bằng âm dương, bồi bổ ngũ tạng và điều hòa, tăng cường chức năng dạ dày. Không chỉ vậy, phương pháp Đông y cũng được bệnh nhân hiện nay lựa chọn nhiều hơn bởi thành phần từ thảo dược an toàn, lành tính hơn thuốc Tây, vừa không gây ra tác dụng phụ vừa tác động điều trị từ gốc rễ.

thuốc chữa đau dạ dày
thuốc trị trào ngược dạ dày

Hiểu được những lợi ích mà đông y mang lại Công Ty Tidras đã dày công nghiên cứu và ứng dụng thành công thuốc điều trị đau dạ dày Amory. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ dược liệu đông y, dựa trên cơ sở tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, chống viêm loét và tái tạo niêm mạc dạ dày tá tràngức chế tiết axit dạ dàythúc đẩy nhanh quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dàyBổ Tỳ Dưỡng Vị khôi phục lại hoàn toàn sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa từ đó loại bỏ bệnh một cách toàn diện từ gốc đến ngọn.

► Công dụng của Amory: 

+ Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, tá tràng.

+ Chống Trào ngược thực quản.

+ Trị chướng bụng, đầy hơi, nôn ói, rối loạn tiêu hóa.

Cách dùng: Uống mỗi lần 15 viên. Ngày 3 lần. Uống trước bữa ăn 30 – 60 phút.

► Đối tượng sử dụng:

+ Dành cho người viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày – tá tràng.

+ Trào ngược dạ dày – thực quản.

+ Ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy mãn tính.

Lưu ý: Khi Sử dụng thuốc chữa đau dạ dày Amory người bệnh cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, làm việc, ăn uống hợp lý, giữ tinh thần luôn được thoải mái thì sẽ thu được hiệu quả trị bệnh rất cao.

thuốc chữa đau dạ dày
thuốc trị trào ngược dạ dày

Amory là sản phẩm chuyên biệt mang tính đột phá được bào chế đặc biệt để giúp người bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng quản lý các triệu chứng nghiêm trọng như: đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi…

 – Giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, tá tràng sau 1-2 ngày sử dụng sản phẩm.

 – Điều trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng.

 – Điều trị chứng ăn uống kém, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, nôn ói, tiêu chảy, phân sống.

 – Trung hòa acid dịch vị, chống trào ngược dạ dày thực quản.

– Tái tạo niêm mạc dạ dày, làm liền nhanh vết loét.

Xem Thêm: Thuốc đông y trị trào ngược dạ dày thực quản

Trên đây là một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản đang được sử dụng phổ biến trong điều trị. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể. Tránh tự ý dùng thuốc chữa trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *