Trĩ là một loại bệnh thường gặp, bệnh đa phát, tỉ lệ mắc bệnh không những đứng hàng đầu trong các loại bệnh trực tràng hậu môn, mà còn có tỉ lệ cao nhất trong các bệnh toàn thân của con người. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, ngoài nhân tố giải phẫu sinh lí của trực tràng hậu môn, trĩ còn liên quan đến các nhân tố đứng lâu, ngồi lâu, ít hoạt động, táo bón, uống rượu và ăn đồ cay… Mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh trĩ và thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào gọi là bệnh trĩ?
Bệnh trĩ thường gọi là bệnh lòi dom, là một căn bệnh rất hay mắc phải, trĩ nằm ở đoạn cuối đường tiêu hóa, rìa hậu môn và phần dưới trực tràng nơi phân và nước tiểu dược thải ra ngoài. Do các nhân tố toàn thân hoặc cục bộ làm cho tỉnh mạch trĩ ở dưới da ống hậu môn và tỉnh mạch dưới niêm mạc trực tràng bị dồn cụm, ứ máu và giãn ra tạo ra một búi tĩnh mạch mềm, gọi là trĩ. Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
2. Phân loại bệnh trĩ
Theo Richard T. Shachelford (1959) dựa vào ranh giới đường lược ở hậu môn, có thể chia các loại trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội
Búi trĩ xuất phát phía trên đường lược và được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Biểu hiện chủ yếu là chảy máu, trĩ sa ra ngoài, đại tiện khó,… có thể chia thành bốn độ tùy theo mức độ.
Độ 1: khi đi đại tiện có máu dính trong phân, có khi máu nhỏ thành từng giọt
Độ 2: Khi đi đại tiện thường máu nhỏ thành từng giọt có khi bắn thành tia, búi trĩ lòi lòi ra ngoài như tự co lên được
Độ 3: Khi đi đại tiện có máu, khi ho, lao động nặng, mệt mỏi, áp lực, đều làm trĩ nội lòi ra, phải dùng tay đẩy lên mới lên.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, ngoằn nghèo dùng tay đẩy vào cũng không vào.

Trĩ Ngoại
Biểu hiện chủ yếu là các khối mô mềm ở ngoài hậu môn, gây khó chịu, ngứa ẩm hoặc xuất hiện các cục huyết khối gây đau đớn, có thể viêm nhiễm hậu môn. Cũng như trĩ nội có thể chia thành bốn độ tùy theo mức độ.
Trĩ Ngoại Độ 1: Trĩ lòi ra ngoài khiến bệnh nhân đau rát, tiết dịch, ngứa và ướt gây viêm da xung quanh hậu môn.
Trĩ Ngoại Độ 2: Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch dài, có khi có cục máu được hình thành từ bên búi trĩ tạo cảm giác sưng đau, ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn.
Trĩ Ngoại Độ 3: Trĩ bị tắc, đau, cục máu đông bị vỡ gây chảy máu
Trĩ Ngoại Độ 4: Trĩ bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
Trĩ hỗn hợp
Các triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại chủ yếu biểu hiện cùng lúc, trường hợp nặng thì có biểu hiện sa búi trĩ ra ngoài.
3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
- Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ, răn làm tăng áp lực lên các tỉnh mạch gây căng giãn và ứ máu
- Chế độ ăn ít chất xơ, thừa cân béo phì, làm tăng tần suất bệnh trĩ.
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và có thai nhiều thánh làm cản trở sự hồi lưu máu về tim gây giãn tỉnh mạch.
- Gia tăng áp lực ổ bụng, thường gặp ở những người thường xuyên lao động nặng bao gồm khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,… đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng, tài xế,… làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim dẫn đến giãn tỉnh mạch hậu môn sinh ra trĩ.
4. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Các tỉnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc xung huyết. Búi trĩ có thể xuất hiện do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do.
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu
- Béo phì, mang thai
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ có nguy cơ gia tăng theo độ tuổi vì cấu trung mô nâng đỡ các tỉnh mạch ở vùng trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẽo và nhão dần.

5. Các triệu chứng của bệnh trĩ
Các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm:
- Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi cầu. Ban đầu người bệnh có thể thấy lượng máu ít đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất, thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu có thê chảy thành từng giọt hay bắn thành tia, những người bệnh nặng có thể ngồi xổm cũng bị chảy máu.
- Đau hoặc khó chịu, mức độ giao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt kẽ hậu môn, tắc hoặc nghẹt trĩ.
- Ngứa hoặc kích thích vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
- Sưng xung quanh vùng hậu môn
- Một khối nhô lên gần hậu môn, gây khó chịu, rát hoặc đau ( có thể là huyết khối tại búi trĩ )
Các triệu chứng thường phụ thuộc vào triệu chứng
- Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng chảy máu. Người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ nội thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân đi ngang qua hậu môn cơ thể gây trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu, Trĩ nội cũng có thể sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa, khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thụ một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Nếu người bệnh cố gắng lau liên tục để giảm ngứa có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
- Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Người bệnh có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn, cục máu đông có thể bị hấp thụ để lại một vùng da nhăn nheo ngây ngứa rát.

6. Biến chứng của bệnh trĩ
Biến chứng của bệnh trĩ ít khi xảy ra, tuy nhiên khi bị bệnh trĩ nếu người bệnh không có thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả thì các biến chứng cũng có thể xảy ra bao gồm:
Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa ra ngoài và bị mắc kẹt làm cho mạch máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng, khi ấn nhẹ vào sẽ có cảm giác lôm cộm do có cục máu đông
Thiếu máu do mất máu mãn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào
Tắc mạch; Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Nếu tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm với cảm giác đau rát, căng khi sờ vào. Còn tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm sâu bên trong hậu môn và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
Viêm da xung quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa rát, nóng rát.
7. Điều trị bệnh trĩ
7.1 Điều trị nội khoa
Điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt
- Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho người bệnh trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu, thay đổi thói quen đi cầu, tránh táo bón.
- Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng
Dùng thuốc:
Dùng thuốc là một trong những phương pháp đầu tiên và quan trọng trong điều trị bệnh trĩ nhằm mục đích bảo tồn tính toàn vẹn của hậu môn, khi phát hiện mình có một trong những biểu hiện ở trên ngươi bệnh cần đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện trĩ ở giai đoạn 1 và 2 đây chính là cơ hội vàng trong điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp với dùng thuốc điều trị bảo tồn ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ khỏi bệnh 100%.
Thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả gồm: Thuốc uống hoặc thuốc bôi, thuốc đạn, thuốc mỡ hoặc kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi. Việc sử dụng kết hợp các loại thuốc này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lừi các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như cầm máu, kháng viêm, trị sưng đau ngứa rát hậu môn và làm co búi trĩ.
Thuốc bôi được sử dụng chủ yếu cho bệnh trĩ ngoại, có tác dụng giảm sưng đau, ngứa rát hậu môn, có thể bôi trực tiếp vào vùng bị trĩ để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra một cách nhanh chóng, ngoài ra thì thuốc bôi trĩ cũng được sử dụng cho trĩ nội và trĩ hỗn hợp, có tác dụng cầm máu rất tốt.
Điều trị bệnh trĩ bằng tây y: Nhìn chung điều trị bệnh trĩ bằng Tây y thuốc phát huy tác dụng tương đối nhanh nhưng khó loại bỏ bệnh trĩ một cách triệt để, bệnh thường có xu hướng tái phát trở lại do không loại bỏ được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Dùng thuốc lâu dài rất tốn kém và có tác dụng phụ đối với cơ thể. Việc bệnh tái phát đi tái phát lại lâu ngày sẽ làm bệnh thêm trầm trọng khó điều trị.

Điều trị bệnh trĩ bằng đông y: Đông y chú trọng điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân gốc rễ, theo đông y căn nguyên của bệnh trĩ là chế độ ăn uống không hợp lý, làm tổn thương tỳ vị, dạ dày khô nóng, hư tiêu dịch, phân khô, chèn ép xuống ruột già; Các gân và tĩnh mạch bị tắc nghẽn, các gân và thành tĩnh mạch bị giãn ra gây ra bệnh trĩ. Sau hàng nghìn năm phát triển của y học cổ truyền đã cho ra đời nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả đã trải qua vô số kiểm chứng lâm sàng và kết quả thường tốt hơn nhiều so với thuốc tây y, an toàn, không có tác dụng phụ, không dễ tái phát sau khi chữa khỏi.

7.2 Phương Pháp Điều Trị Ngoại Khoa
Đối với những bệnh nhân phát hiện và điều trị trĩ sớm từ giai đoạn đậy việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi sẽ có hiệu quả Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân phát hiện muộn, bệnh trĩ trở nên năng cuối giai đoạn 3 và giai đoạn 4, chảy máu nhiều, búi trĩ dài ngoằn nghèo, dùng thuốc nhưng không còn hiệu quả thì nên điều trị can thiệp bằng ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật
+ Tiêm chích xơ
Thủ thuật chích xơ được thực hiện bằng cách tiêm 1-2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. Thủ thuật này tuy đơn giản nhưng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo tránh được các biến chứng như xuất huyết hoặc tiêm quá sâu vào tuyến tiền liệt, trực tràng.
+ Thắt trĩ bằng vòng cao su
Thắt dây chun là phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II (không dùng cho trĩ ngoại).Búi trĩ sẽ được cột, thắt lại bằng một vòng cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau 3 – 4 ngày. Tuy hiệu quả cao, nhưng trong một số ít trường hợp vị trí thắt vẫn có nguy cơ bị xuất huyết, nhiễm trùng huyết, loét. Do vậy hãy thực hiện thủ thuật này tại các cơ sở y tế uy tín.

+ Quang đông hồng ngoại
Là một trong những thủ thuật được sử dụng khá phổ biến, dùng sức nóng tia hồng ngoại để làm cho mô bị đông lại và tạo sẹo xơ, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, đồng thời cố định trĩ vào ống hậu môn. Thủ thuật này tuy hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải tái khám nhiều lần.
Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật
+ Cắt trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan
Cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan – Morgan, Feguson hay White heat dành cho các trĩ nội độ III và độ IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng.Việc cắt trực tiếp các búi trĩ sẽ làm mất lớp đệm ống hậu môn nên gây ra cho người bệnh bị són phân.Thêm vào đó là việc can thiệp trực tiếp vào búi trĩ sẽ làm tổn thương các đầu mút thần kinh vùng ống hậu môn sẽ làm cho bệnh nhân đau đớn kéo dài.
+ Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
Phương pháp này sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ . Sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ. Lựa chọn cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ hoặc không đau trong quá trình thực hiện và cả thời gian phục hồi bệnh. Bệnh nhân nhanh lành vết thương và sớm trở lại các sinh hoạt bình thường.
+ Cắt Trĩ bằng phương pháp Longo:
Phương pháp này được dùng để điều trị bệnh trĩ cho bệnh nhân ở cấp độ 3 và 4. Sử dụng máy khâu nối để tiến hành đặt búi trĩ đúng vị trĩ ban đầu. Bước đầu dùng máy để cắt đoạn 2-4 cm ở khu vực lược của hậu môn để tránh gây đau cho bệnh nhân. Tiếp đến bác sĩ dùng máy bấm để khâu vòng với mục đích làm teo nhỏ búi trĩ và giảm bớt lượng máu lưu thông đến búi trĩ. Phương pháp cắt trĩ này được ứng dụng năm 2003 bởi bác sĩ Atonio Longo và tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này Không gây đau đớn cho bệnh nhân, thời gian điều trị ngắn, khả năng phục hồi chức năng cũng như sức khỏe nhanh.

Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ:
Người bệnh phải chịu khoản chi phí cho phương pháp này rất cao, hơn nữa sau khi cắt bỏ búi trĩ nếu không cẩn thận thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng tại chỗ, rò hậu môn, hẹp hậu môn, bệnh hay bị tái phát trở lại nhiều lần…
8. Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay

Bộ ba thảo dược chữa bệnh trĩ Exprin – Exprin plus – Expel Là sản phẩm chuyên biệt dành cho những người mắc bệnh trĩ, sản phẩm có tác dụng kép trong điều trị, vừa giải quyết nhanh các vấn đề khó chịu của bệnh trĩ gây ra như: Trị sưng đau, ngứa rát hậu môn, trị táo bón, cầm máu, tăng cường độ bền thành tĩnh mạch để làm co búi trĩ thì bộ ba còn tập trung sâu vào gốc rễ nguyên nhân gây ra bệnh là ưu tiên bồi bổ tỳ vị, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa từ đó làm co búi trĩ một cách nhanh chóng và phòng ngừa tái phát trong tương lai.
xem thêm: bộ ba thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả
Trên đây là bài viết về bài thuốc chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả, chúng tôi hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết giúp bạn phòng và điều trị căn bệnh phổ biến này này một cách hiệu quả. Khi cần tư vấn xin đừng ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình, xin cảm ơn.