Đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp của bệnh trực tràng hậu môn, ngoài bệnh trĩ chảy máu là trường hợp hay gặp nhất. Tuy nhiên chảy máu khi đi đại tiện còn gặp ở một số bệnh hậu môn trực tràng chảy máu sau đây:
- Nứt hậu môn: Thường gặp ở những người bị táo bón ở tuổi tráng niên
- Thịt thừa ở trực tràng: Thường gặp ở trẻ nhỏ
- Ung thư trực tràng: Thường gặp ở những người già và trung niên
- Viêm kết tràng cấp, mãn tính: Thường có biểu hiện như một số lần đi đại tiện không bình thường
Dưới đây là cách phân biệt giữa chảy máu trĩ và chảy máu do một số bệnh lý khác mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Kiểm tra, phân biệt chảy máu trĩ và chảy máu do nứt hậu môn
Cả hai bệnh này đều chảy máu đỏ tươi, chỉ khác nhau ở chỗ, bệnh trĩ chảy máu thường không có cảm giác đau. Chảy máu trĩ phần lớn là do cụ phân cọ sát với niêm mạc tỉnh mạch bị phình giãn ( tức là niêm mạc trĩ nôi ) gây ra. Vì niêm mạc trĩ nội chịu sự chi phối của thần kinh nội tạng, bình thường không cảm thấy đau, vì vậy chảy máu trĩ người bệnh không thấy đau.
Ngược lại Những vết nứt hậu môn nằm ở rìa hậu môn, đa số do cục phân khô kết dính, cọ xát làm rách phần da rìa hậu môn gây ra. Vì da ở rìa hậu môn chịu sự chi phối của thần kinh thân nên người bệnh cảm giác sự đau đớn rõ rệt , có bệnh nhân bị nứt hậu môn sau khi đi đại tiện thậm chí kéo dài cả mấy tiếng, vì vậy chảy máu do nứt hậu môn rất đau. Khi bị nứt hậu môn người bệnh đi đại tiện sẽ vừa bị chảy máu vừa bị đau, họ sợ không giám đi đại tiện, càng sợ đi đại tiện thì phân càng bị khô cứng, càng khó bài tiết. Đây chính là nguyên nhân làm rối loạn quy luật bài tiết, làm phản xạ đi đại tiện bình thường bị phá vỡ, dễ gây ra táo bón, rồi từ đó dể dàng gây ra bệnh trĩ.
Vì vậy nứt hậu môn cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, nứt hậu môn càng nặng đi đại tiện càng đau. Cứ như thế tạo nên một vòng tuần hoàn ác tính, có thể phát triển thành nứt hậu môn ngoan cố, không khỏi, thậm chí làm tinh thần người bệnh bất bình thường. Vì vậy nứt hậu môn ngoan cố cần phải sớm điều trị triệt để kịp thời để tránh gây đau đớn, phòng chống nhiều biến chứng kéo theo khác. Đặc biệt việc phòng chống phân khô kết dính và táo bón, là biện pháp cơ bản để phòng chống nứt hậu môn. Ngoài ra còn phải chỉ ra rằng, trong lâm sàng nếu trĩ và nứt hậu môn cùng tồn tại sẽ khó phân biệt chảy máu do nguyên nhân gì, cần phải kiểm tra tỉ mỉ, mới có thể chẩn đoán chính xác.

2. Kiểm tra, Phân biệt bệnh trĩ chảy máu và bệnh thịt treo trực tràng chảy máu
Chảy máu trĩ và chảy máu do thịt treo trực tràng, thường đều cảm thấy đau, đây là đặc điểm chung. Điểm khác nhau là ở chỗ chảy máu do thịt treo trực tràng thường gặp ở trẻ nhỏ, còn chảy máu do trĩ thường gặp rất ít ở trẻ nhỏ. Cuối cùng, để giám định phân biệt phải dùng ngón tay sờ vào trực tràng và soi trực tràng. Nếu là thịt treo trực tràng, khi dùng ngón tay sờ trực tràng, có thể sờ thấy u thịt nhỏ trong trực tràng, hoặc soi trực tràng soi trực tràng có thấy cục thịt thừa. Còn chảy máu do trĩ là cục búi trĩ, tỉnh mạch phình giãn nằm ở trên hoặc dưới vùng lược, chất mềm và khác hoàn toàn với u thịt thừa trực tràng.
3. Kiểm tra phân biệt bệnh trĩ chảy máu và bệnh ung thư trực tràng
Chảy máu trĩ và chảy máu ung thư trực tràng đều không cảm thấy đau, đây là điểm giống nhau giữa hai loại. Những người bị bệnh chảy máu trĩ, thường chảy máu đỏ tươi, máu bám vào mặt cục phân, còn chảy máu do ung thư trực tràng là do ung thư xâm nhập niêm mạc trực tràng làm bền mặt bị thối rữa rồi gây ra chảy máu, máu và phân lẫn lộn, máu đỏ sẩm, máu có màu đỏ sẩm, trong lâm sàng gọi là đại tiện kiểu mứt hoa quả. Kiểm tra soi kết tràng có thể thấy chỗ sưng loét của ung thư trực tràng, đo là căn cứ chủ yếu nhất để phân biệt với chảy máu trĩ.

4. Kiểm tra, phân biệt chảy máu trĩ và chảy máu do loét đường tiêu hóa
Giám định phân biệt chúng dựa vào những đặc điểm dưới đây
Giám định phan biệt chảy máu trĩ và chảy máu do loét đường tiêu hóa điểm chính để phân biệt
- Chảy máu do bệnh trĩ: Bộ phận chảy máu; đoạn cuối đường tiêu hóa ( phần cửa hậu môn ). Màu sắc máu chảy; màu đỏ tươi. Quan hệ giữa chảy máu và đại tiện; khi đại tiện máu chảy nhỏ giọt, bám ngoài bền mặt cục phân.
- Chảy máu do loét đường tiêu hóa: Bộ phận chảy mau; đầu trên đường tiêu hóa ( dạ dày và tá tràng ). màu sắc máu chảy; màu đen. Quan hệ giữa chảy máu và đại tiện; phân có màu như nhựa đường.
Thông thường để kiểm tra, phân biệt 2 bệnh này trong các ca điển hình là không khó. Nhưng trong lâm sàng bệnh tình thiên biến vạn hóa, các triệu chứng không phải đều điển hình như vậy, đặc biệt là những ca như người vốn có bệnh loét, sau khi mỗ trĩ , vết thương của trĩ có thể chảy máu, 2 loại bệnh cũng đồng thời gây chảy máu, lẫn lộn với nhau thì nhất thời cũng khó giám định, phân biệt. Bởi vì khi chảy máu trĩ với lượng lớn, máu có thể chảy về trong kết tràng, khi đó máu và dịch ruột lẫn lộn với nhau, màu máu sẽ không còn là máu đỏ tươi nữa.
Trên đây là bài viết về nội dung Khi Đại Tiện Ra Máu Thì Nên Nghĩ Đến Những Bệnh Nào? và cách phân biệt hiện tượng chảy máu giữa bệnh trĩ và một số bệnh liên quan, chúng tôi mong rằng qua bài viết có thể giúp bạn tự phân biết được mình bị chảy máu khi đi cầu là do bệnh trĩ là triệu chứng của các loại bệnh khác.Từ đó có được phương án khám và chữa bệnh phù hợp và không bị hốt hoảng, lo lắng khi gặp trường hợp đại tiện ra máu.
Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Chữa Bệnh Trĩ Bằng Đông Y Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Tại Bình Dương
- Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Nội, Trĩ Ngoại Hiệu Quả
- Thế Nào Là Trĩ Nội? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Chữa Bệnh Trĩ Nội
- Bệnh Trĩ Ngoại Là Gì? Chia Thành Mấy Loại? Cách Điều Trị
- Vì Sao Táo Bón và Tiêu Chảy Có Thể Gây Ra Bệnh Trĩ?