Cấu Tạo Của Dạ Dày Và Các Bệnh Thường Gặp

cấu tạo của dạ dày

Dạ dày được liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi các lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa được khoảng 4,6 – 5,5 lít nước, cấu tạo của dạ dày gồm 5 lớp tính từ ngoài vào như các phần khác của ống tiêu hóa.

l. Vị trí của dạ dày

Dạ dày ( còn gọi là bao tử ) là bộ phận phình to ra của ống tiêu hóa hình chữ J, một trạng trong khúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ổ dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với tá tràng qua lỗ môn vị. Dạ dày có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp của cơ trơn và phân hủy thức ăn nhờ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở niêm mạc dạ dày

cấu tạo của dạ dày
cấu tạo của dạ dày

ll. Cấu tạo của dạ dày

Cấu tạo của dày ở dạng khí quản dạng túi, đoạn gần nghiêng nối liền với thực quản phồng lên. Nhưng đoạn nghiêng xa di chuyển tới tá tràng thì dần dần hẹp lại.

Về mặt giải phẫu: cấu tạo của dạ dày chia làm 3 phần:

Vùng đáy, vùng thân và vùng hang. Chỗ nối giữa thực quản và dạ dày gọi là tâm vị, chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng là môn vị. Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến. Các tuyến vùng tâm vị và môn vị bài tiết chất nhầy.

Các tuyến vùng thân và đáy dạ dày gồm ba loại tế bào:

tế bào chính bài tiết pepsinogen, tế bào viền bài tiết HCl và yếu tố nội, tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy. Một số tuyến bài tiết vào một khoang chung, khoang này sẽ đổ vào bề mặt niêm mạc dạ dày. Những tế bào biểu mô biến đổi của niêm mạc vùng hang bài tiết gastrin.

Cấu tạo của dạ dày có một mạng lưới mạch máu và mạch bạch huyết phong phú. Dây thần kinh phó giao cảm của dạ dày là nhánh của dây X – Dây giao cảm đi từ dám rối cổ (Oliac – plexxus).

Khi thức ăn vào dinh dưỡng, nó được sắp xếp thành những vòng tròn đồng tâm trong thân và đẩy dinh dưỡng: thức ăn mới đến nằm ở giữa, thức ăn đến trước nằm ở sát thành dạ dày. Khi thức ăn vào dinh dưỡng, phản xạ dây X làm giảm trương lực của thành dinh dưỡng vùng thân làm cho thân dinh dưỡng phình dần ra phía ngoài.

cấu tạo của dạ dày
cấu tạo của dạ dày

Chi tiết cấu tạo dạ dày của người bao gồm các phần:

  • Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 4 – 6cm2, có lỗ tâm vị thông với thực quản và bộ phận này không có cơ thắt hay van, mà chỉ có mô nếp niêm mạc chia phần thực quản và dạ dày làm 2.
  • Đáy vị: Nằm ở phía trên mặt phảng đi qua lỗ tâm vị, chủ yếu là chứa khí
  • Thân vị: Là vùng chiếm nhiều diện tích nhất của dạ dày đảm nhiệm co bóp và tiêu hóa thức ăn, dưới vùng đáy vị và tại phần thân vị có chứa rất nhiều tuyến bài tiết acid dịch vị acid clohydric pepsingene 
  • Môn vị: Gồm hang môn vị hình phễu tiết ra chất gastrine, ống môn vị có cơ khá phát triển. Vị trí môn vị nằm ngay bên phải đốt sống lưng số 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng. 
  • Thanh trước dạ day: Nằm ở vùng trên liên quan tới thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành có liên quan tới phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực, phần dưới liên quan tới thành bụng trước. 
  • Thành sau dạ dày: Phần này liên quan tới cơ hoành và có liên quan tới các cơ quan khác như thận, tụy, lách, tuyến thượng thận. Phần dưới của thành sau có liên quan treo kết tràng ngang, nối phần trung gian mạc treo kết tràng ngành với phần lên tá tràng
  • Bờ cong vị bé: Bộ phận này có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé
  • Bờ cong vị lớn: Là đoạn tiếp theo có mạc nối dạ dày với lá lách và có chứa các động mạch vị ngắn. Ở phần đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn có chứa bờ cong vị lớn.
  • Động mạch: Vòng mạch bờ cong vị lớn, vòng mạch bờ cong vị bé. Ngoài ra còn có động mạch vị ngắn,  động mạch đáy vị sau, động mạch cho tâm vị và thực quản, động mạch thân trạng, động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch gan chung.
  • Bạch huyết của dạ dày: Các nốt bạch huyết của dạ dày nằm dọc theo bờ cong vị bé, các nột bạch huyết vị – mạc nối nằm dọc vòng mạch bờ cong vị lớn. Các nốt bạch huyết tụy, lách nằm ở mạc nối vị lách. 
cấu tạo của dạ dày.
cấu tạo của dạ dày.

lll. Chức năng của dạ dày

Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận và lưu trử chất dinh dưỡng vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Dạ dày có rất nhiều chức năng khác nhau trong đó có thể phân thành hai chức năng chính đó là:

  • Co bóp nghiền trộn thức ăn thấm acid dịch vị
  • Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Thức ăn Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày.

Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

lV. Các bệnh dạ dày thường gặp

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi chúng ta ăn uống đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản, co vòng thực quản dưới mở ra để đưa thức ăn di chuyển xuống dạ dày, rồi sau đó tự động đóng kín lại để thức ăn và acid dạ dày không bị trào ngược lên. Tuy nhiên, có những khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản và gây tổn thương cho các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,… Tình trạng đó gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Xem thêm

2. Viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng biểu hiện qua các triệu chứng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương lớn. Viêm loét dạ dày tá tràng chính là lớp niêm mạc bị tổn thương, loét sâu do acid và pepsin kích thích gây ra

nguyên nhân

  • Do nhiễm vi khuẩn H. Pylori dạ dày
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, chế  độ ăn uống sinh hoạt thất thường, tác dụng phụ của thuốc tây, người hay mệt mỏi, căng thẳng.

Triệu chứng

  • Đau đớn khó chịu, đau từng cơn đột ngột
  • Đầy hơi, đau tức vùng thượng vị, ợ chua, nóng rát, chán ăn, da dẻ xanh xao
  • Thường xuyên buồn nôn, hoặc nôn..

xem thêm

3. Đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương, chủ yếu là do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mắt với những cơn đau âm ỉ vô cùn khó chịu, nhất là khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói. Bệnh đau dạ dày thường gặp ở những người thức đêm thường xuyên, sử dụng nhiều rượu bia, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày. 

Triệu chứng

  • Ăn không ngon, khó tiêu, chướng bụng. Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn
  • Đau tức vùng thượng vị, đau dai dẳng khi đói và sau khi ăn no

Xem thêm

4. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori ( HP ) 

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày cấp và mãn tính, ung thư dạ dày. Theo thông kê cho thấy tỉ lệ nhiễm chung của người Việt Nam khoảng 70% trong đó chỉ có 1 – 2% nhiễm HP bị loét dạ dày tá tràng. 

5. Xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày 

  • Buồn nôn, nôn ra máu
  • Đau vùng thượng vị dạ dày
  • Đi cầu phân đen, thiếu máu
  • Thay đổi sắc tố da

Khi thấy một trong những dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày kể trên, người bệnh cần mau chóng nhập viện ngay càng sớm càng tốt để được kiểm tra tình hình và tiến hành cầm máu. Tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà vì để lâu người bệnh có thể bị tư vong vì mất máu.

Trên đây là bài viết về cấu tạo của dạ dày và các bệnh dạ dày thường gặp, chúng tôi mong rằng qua bài viết có thể giúp bạn có hiểu được cấu tạo của dạ dày và cách phòng tránh các bệnh dạ dày thường gặp để bảo vệ cho dạ dày của bạn luôn được khỏe mạnh. Khi cần tư vấn thêm thông tin gì xin đừng ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình. Xin cảm ơn

Các bài viết có thể bạn quan tâm:

Những Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Phổ Biến

Những Điều Quan Trọng Cần Làm Khi Bị Bệnh Đau Dạ Dày

Bài Thuốc Đông Y Chữa Đau Dạ Dày, Cảm Nhận Hiệu Quả Sau Vài Ngày

Những Dấu Hiệu Viêm Loét Dạ Dày Bạn Cần Chủ Ý

5 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Dạ Dày Người Bệnh Cần Ghi Nhớ

Cách Hay Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà

Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Đau Dạ Dày Từ Thảo Dược Quý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *