Bệnh Viêm Dạ Dày Mãn Tính Không Được Xem Nhẹ

Bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày mãn tính thường thấy ở người trung tuổi và người già. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh ở người già trên 60 là 52%, người mắc bệnh này thường không có triệu chứng nghiêm trọng, cũng không có ảnh hưởng đến dinh dưỡng, hơn nữa quá trình phát bệnh lại dài nên tính nguy hiểm tiềm ẩn của nó thường bị mọi người xem nhẹ.

l. Sơ Lược Về Bệnh Viêm Dạ Dày Mãn Tính

Trước đây người ta cho rằng viêm dạ dày mãn tính không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khống cần phải điều trị cách đặc biệt, nhưng ngày nay mọi người đã nhận thức được rằng bệnh này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người trung tuổi và người già, có thể gây ra các bệnh như; thiếu máu, tiêu hóa không tốt, mất cân bằng về dinh dưỡng,,.. do chức năng tiêu hóa, hấp thụ bị suy kém. Đặc biệt là sau khi phương pháp soi dạ dày được sử dụng rộng rãi, người ta phát hiện bệnh viêm dạ dày mãi tính có thể dẫn đến xuất huyết, viêm dạ dày thường kèm theo loét dạ dày, hơn nữa viêm dạ dày mãn tính rất có thể chuyển thành ung thư dạ dày. 

Người ta từng tiến hành quan sát 100 trường hợp người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính trong 10 – 15 năm, phát hiện có 9% các bệnh nhân trong số đó mắc bệnh ung thư dạ dày. Theo số liệu thống kê, trong số các trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày có từ 50 – 90% các trường hợp mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính và bệnh viêm niêm mạc dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày suy thoái, khả năng phát triển thành ung thư dạ dày càng lớn, vậy nên người trung tuổi và người gia cần phải có biện pháp phòng tránh bệnh viêm dạ dày mãn tính.

Xem Thêm: Thuốc Điều trị viêm Dạ Dày Mãn Tính

Bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày mãn tính

Người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính có thể không có cảm giác gì, hoặc chỉ có triệu chứng vùng bụng trên đau nhói, hoặc tiêu hóa không tốt. Bản thân bệnh nhân và người nhà không coi trọng lắm, nhưng đây thường là tiền thân của bệnh viêm loét niêm mạc và ung thư dạ dày. Có nhiều nghiên cứu chứng minh giữa viêm dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày có mối liên hệ nội tại với nhau. Viêm dạ dày nhẹ có thể dần dần chuyển sang viêm dạ dày mãn tính, cuối cùng chuyển thành ung thư dạ dày. Gia đình có người bị viêm dạ dày mãn tính cần cảnh giác và chủ ý các biện pháp chữa bệnh như tự trị bệnh và điều dưỡng, ăn thức ăn chữa bệnh, uống thuốc,… Không được vì triệu chứng bệnh nhẹ mà coi thường không để ý, nếu không bệnh sẽ nặng lên, rất nguy hiểm. 

Một số phân tích thống kê cho thấy thanh niên dưới 30 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh dạ dày mãn tính dưới 9%, nhưng người trung tuổi và người già từ 51 – 65 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh lại ở trên mức 50%. Bình quân cứ tăng 10 tuổi, tỉ lệ  mắc bện tăng dần 10%. 

Sở dĩ người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính phải được quan tâm đặc biệt là vì trong đó có mối đe dọa tiềm ẩn của bệnh ung thư. Nghiên cứu cho rằng do người mắc bệnh này thiếu axit dạ dày hoặc axit dạ dày giảm trong một thời gian dài, làm vi khuẩn dễ sinh sản trong dạ dày, làm cho các chất gây ung thư như nitơrat amin có cơ hội hình thành. Vì vậy tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày của những người này cao hơn người bình thường từ 4 – 5 lần, tức là bệnh viêm dạ dày mãn tính có khả năng gây ung thư dạ dày. 

Tuy nhiên bệnh này diễn biến chậm và lâu dài, thường phải 15 – 20 năm hoặc lâu hơn mới phát sinh ung thư, có thể đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều người bị mắc bệnh ung thư dạ dày ở độ tuổi 50 – 60 trở lên. Vì vậy, người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính càng lâu, càng phải chủ ý vấn đề này hơn.

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn một cách hiệu quả diễn biến tiền ung thư gây ra bởi viên dạ dày suy thoái mãn tính. Nhiều báo cáo lâm sàng đã chứng minh: hiệu quả điều trị khi kết hợp giữa Đông y và Tây y đối với bệnh này tốt hơn so với chỉ dùng Đông y hoặc Tây y. 

Bênh viêm dạ dày mãn tính tương đối dai dẳng, quá trình diễn biến của bệnh tương đối dài. Trong quá trình điều trị do ăn uống không hợp lý hoặc lao động quá sức thường hay tái phát, vì vậy phải chú trọng ” ba phần điều trị, bày phần điều hòa “.Người bệnh nên chủ ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bỏ thuốc lá, bổ sung nhiều vitamin B12, ăn nhiều các thức ăn và các loại hoa quả có tính axit, tăng cường rèn luyện thân thể, có lợi cho điêu trị bênh viêm dạ dày mãn tính và ngăn ngừa bệnh diễn tiến thành ung thư.

triệu chứng bệnh dạ dày

ll. Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Dạ Dày Mãn Tính

Viêm dạ dày mãn tính thuộc phạm vi đau ổ dạ dày, đầy bụng khó tiêu của đông y. Đông y cho rằng bệnh này do khí trệ, tì hư, huyết ứ, các tác nhân gây tắc hay dạ dày do không được giữ gìn tốt mà gây ra. Biểu hiện chủ yếu của bệnh lý này là chứng viêm mãn tính không phải đột xuất của niêm mạc dạ dày, nguyên nhân bệnh ngoài cấp tính ra thì còn có liên quan đến việc niêm mạc dạ dày chịu các nhân tố lý hóa, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nhiều lần và trực tiếp bị tổn hại, trong đó thì thanh niên nam giới thường chiếm tỉ lệ mang bệnh cao.

Quá trình phát bệnh của viêm dạ dày mãn tính diễn ra chậm, không có dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng điển hình. Có người mắc bệnh không có triệu chứng, có người đau dữ dội ở phần bụng trên rốn, có người chỉ đau hoặc chướng bụng, thường đau sau khi ăn. Triệu chứng thường thấy nhất là không muốn ăn, ợ hơi, khó chịu, các triệu chứng này thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc tồn tại trong thời gian dài. Người bị loét dạ dày có thể xuất hiện các triệu chứng như nôn, hoặc xuất huyết đường tiêu hóa dẫn đến phân có màu đen… Việc xuất huyết với lượng nhỏ trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu mau, thiếu sắt…

Bệnh này có thể dựa trên những biểu hiện nhìn thấy bằng phương pháp nội soi và sự thay đổi của bệnh lý, nói chung có thể chia làm 3 loại; viêm niêm mạc, viêm xơ teo, viêm phù nề, mỗi loại có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.

1. Viêm niêm mạc dạ dày

Phần lớn không có triệu chứng rỏ ràng, triệu chứng thường thấy ở một số người bệnh là

  • Phần bụng trên rốn chướng và đau hoặc có cảm giác no không theo quy luật, thường kèm theo ợ, triệu chứng này rỏ hơn sau khi ăn xong
  • Các triệu chứng chính như; ăn không ngon, khó chịu, nôn, ợ chua…
  • Rêu lưỡi dày, phần lớn bụng trên đau, loét dạ dày có triệu chứng tương tự

2. Viêm dạ dày xơ teo

Triệu chứng chủ yếu là chán ăn, sau khi ăn no bị chướng bụng, phần bụng trên có cảm giác đau, có lúc người bệnh có các triệu chứng tương đối rỏ của sự thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mệt, đắng miệng, bụng trên khó chịu, tiêu chảy, người gầy yếu…

3. Viêm dạ dày phù nề

Thông thường triệu chứng chính là đau bụng trên ( vùng thượng vị ) đau không theo quy luật, kèm theo đường tiêu hóa nhiều lần xuất huyết; có người bệnh xuất hiện các triệu chứng giông như bị loét dạ dày.

Tóm lại, biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm dạ dày mãn tính không điển hình, chủ yếu có 5 đặc điểm sau

  • Đau vùng bụng trên rốn, lúc nặng lúc nhẹ
  • Có xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa không tốt như; ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, … các triệu chứng này càng rỏ ràng hơn sau khi ăn các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Đôi khi kèm theo các triệu chứng như; nôn, ăn uống giảm, thiếu máu, gầy hoặc tiêu chảy
  • Bệnh để lâu không chữa thì hiệu quả điều trị không cao, rất dể tái phát nhiều lần
  •  Một số ít bệnh nhân bệnh có biểu hiện xuất huyết đường tiêu hóa trên

Triệu chứng ở những người bệnh trung niên và người già thường có 3 đặc điểm sau;

  • Triệu chứng ở đường tiêu hóa là chính
  • Phát tác nhiều lần trong thời gian dài
  • Triệu chứng không điển hình và không theo quy tắc nào

Biểu hiện thường thấy nhất là chướng bụng, đau bụng, ăn không ngon, tiêu hóa không tốt, ợ hơi, ợ chua, khó chịu, buồn nôn…, triệu chứng rất giống với bệnh đường ruột thường thấy. Tốt nhất bệnh nhân nên đi nội soi dạ dày để được chẩn đoán chính xác.

Xem Thêm: Thuốc Điều trị viêm Dạ Dày Mãn Tính

các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày

lll. Những Nguyên Nhân Gây Viêm Dạ Dày Mãn Tính

Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế phát bệnh của bệnh viêm dạ dày mãn tính hiện nay vẫn chưa được làm rỏ. Tuy nhiên tổng hợp quan điểm của Đông y và Tây y có thể đua ra 7 yếu tố gây bệnh sau:

1. Yêu tố bệnh tật

  • Thông thường nếu bị viêm dạ dày cấp tính không được điều trị triệt để thì có thể phát triển thành bệnh viêm dạ dày mãn tính. Chứng viêm khoang miệng, viêm khoang mũi, có thể làm cho vi khuẩn hoặc độc tố ở những bộ phận này trôi vào trong dạ dày, dẫn đến chứng viêm dạ dày. Các bệnh về hệ thống trung ương, thần kinh, bệnh tiểu đường, chức năng tuyến giám trạng bất thường hoặc suy yếu… cũng thường dẫn đến bệnh viêm dạ dày mãn tính

2. Yếu tố vật lý

  • Ăn uống quá nhiều, thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng, đều dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến viêm dạ dày.

3. Yếu tố hóa học

  • Bình thường thích ăn thức ăn có chất kích thích, ví dụ như trà đặc, ca phê, rượu nóng hoặc cay để thay đổi khẩu vị, hoặc dùng các loại thuốc có tính kích thích đối với dạ dày, đều có thể dẫn đến chứng viêm mãn tính niêm mạc dạ dày. 

4. Yếu tố vi khuẩn

  • Nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy xoắn khuẩn là khuẩn gây viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính. Khuẩn này gây tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày, rất dể làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương.

5. Yếu tố tình cảm

  • Chịu ảnh hưởng tình cảm không tốt trong thời gian dài, chức năng tự điều tiết thần kinh trong cơ thể rối loạn thải ra ngoài quá nhiều phenol amin, đồng thời làm cho chức năng tuyến thượng thận hoạt động mạnh quá mức bình thường. Những thay đổi này có thể làm cho mạch máu trong niêm mạc dạ dày thu hẹp, axit tiết ra quá nhiều làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. 

6. Yếu tố dinh dưỡng

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong thời gian dài dẫn đến thiếu Protein, Vitamin B làm cho sức đề kháng của niêm mạc dạ dày bị suy giảm, dể bị tổn thương và gây viêm. 

7. Yếu tố khác

  • Khả năng miễn dịch kém, dịch mật chảy ngược vào dạ dày, ảnh hưởng di truyền…, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viên dạ dày mãn tính.

nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

lV. Điều Trị Viêm Dạ Dày Mã Tính

Cân bằng giữa yếu tố Tấn Công và Yếu Tố Bảo Vệ là giải pháp hiệu quả nhất cho bệnh viêm loét dạ dày mãn tính để làm được điều này bệnh nhân cần làm tốt 3 phương diện lớn như sau:

1. Loại bỏ yếu tố tấn công:

 Bệnh nhân điều chỉnh lại cách ăn uống, sinh hoạt của mình một cách hợp lý, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, thức ăn cay nóng…

 Tránh căng thẳng, giữ tình thần vui tươi, và lạc quan và yêu đời.

 Dùng kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP, dành cho người nhiễm HP.

2. Tăng cường yếu tố bảo vệ để làm lành ổ loét

Trong giai đoạn bị bệnh, bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày là chính để tăng cường yếu tố bảo vệ, loại bỏ những triệu chứng, bảo về niêm mạc dạ dày và làm lành vết  viêm, loét dạ dày tá tràng.

3. Phẩu thuật.

Những bệnh nhân bị bệnh quá nặng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày dùng thuốc điều trị đau dạ dày không còn hiệu quả thì phẩu thuật. Điều này cần được sự chỉ định của bác sỹ.

Xem Thêm: Thuốc Điều trị viêm Dạ Dày Mãn Tính

V. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY MÃN TÍNH

1. Phương pháp lưu truyền dân gian

Khi vừa mới chớm, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các phương pháp lưu truyền hiện nay như mật ong, nghệ vàng, chuối hột, dạ dày nhím…nhằm giảm thiểu các cơn đau và có hi vọng chữa khỏi.

 Ưu điểm: Ưu điểm đây là những sản phẩm tự nhiên khi sử dụng mang lại an toàn cao với chi phí thấp.

 Nhược điểm: Thời gian điều trị lâu dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài và đều đặn, các triệu chứng giảm không đáng kế. Thời gian điều trị lâu dài mà không mấy hiệu quả làm bệnh tái phát ngày càng nặng thêm.

2. Sử dụng thuốc tây để điều trị

Bệnh nhân sẽ sử dụng các loại thuốc như chống tiết axit, thuốc trung hòa axit, thuốc chống vi khuẩn HP, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kích thích chức năng vận động dạ dày

 Ưu điểm: Thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả ngay, loại bỏ trực tiếp vi khuẩn Hp nguyên nhân hàng đầu dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng.

 Nhược điểm: Mặc dù thuốc tây có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng lại có những khuyết điểm nhất định của nó, gây ra tác dụng phụ, phản ứng không tốt trên một số bệnh nhân.

Ngoài ra khi sức khỏe dạ dày bị suy yếu, nếu sử dụng thuốc tây lâu dài có thể làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thụ, ảnh hưởng nặng đến gan, thận…

triệu chứng bệnh dạ dày..

3. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thảo dược đông y

Ngày nay con người có xu hướng tìm đến các vị thảo dược Đông y để điều trị bệnh, vì những ưu điểm của nó như: Các vị thuốc trong đông y đã được sử dụng và trải nghiệm từ rất lâu đời, an toàn cho người sử dụng. Có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc… Khi dùng thuốc chữa đau dạ dày bằng đông y tác dụng của thuốc cũng giống như tây y, hạn chế tiết acid, giảm co thắt, bảo vệ niêm mạc và thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét.

Bên cạnh đó ưu điểm mà tây y không có được đó là ĐÔNG Y lấy gan, dạ dày, lợi khí, dưỡng huyết, điều tiết tỳ vị làm nòng cốt. Khi sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày bằng đông y sẽ giúp tỳ vị được khỏe mạnh từ đó làm cho sức khỏe của dạ dày được khôi phục, yếu tố bảo vệ được tăng cường, dạ dày sẽ tự tái tạo lại niêm mạc và làm lành vết thương một cách dễ dàng, đây là ưu điểm của Đông Y vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp điều trị khác.

Xem Thêm: Thuốc Điều trị viêm Dạ Dày Mãn Tính

Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Người điều trị bệnh Đau Dạ Dày bằng phương pháp Đông Y có tỉ lệ lành bệnh cao hơn so với người điều trị bằng phương pháp Tây Y đến 72%.”

Hiểu được những lợi ích mà đông y mang lại Công Ty Tidras đã dày công nghiên cứu và ứng dụng thành công thuốc điều trị đau dạ dày Amory. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ dược liệu đông y, dựa trên cơ sở tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng, chống viêm loét và tái tạo niêm mạc dạ dày tá tràngức chế tiết axit dạ dàythúc đẩy nhanh quá trình hoạt động của các tế bào tăng tiết dịch nhầy dạ dàyBổ Tỳ Dưỡng Vị khôi phục lại hoàn toàn sức khỏe dạ dày và hệ tiêu hóa từ đó loại bỏ bệnh một cách toàn diện từ gốc đến ngọn.

Vl. Những Điểm Lưu Ý Đối Với Người Bệnh Viêm Dạ Dày Mãn Tính

Thông thường, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra bệnh, trừ bỏ mầm bệnh làm cho bệnh tình được cải thiện, thậm chí ngưng phát triển hoặc khỏi bệnh. Vì vậy, bệnh nhận bị viêm dạ dày mãn tính nên chủ ý nhiều hơn mấy điểm dưới đây. 

1. Tránh mọi yếu tố kích thích: Người bệnh phải cai thuốc, bỏ rượu, tránh ăn uống các thức ăn có tính kích thích như thức ăn thô, cay…, tránh những tác động tình cảm không tốt từ bên ngoài, chủ ý cân bằng giữa lao động và nghĩ ngơi rèn luyện một cách thích hợp, giữ cho tâm hồn được thoải mái. 

2. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh: Không nên ăn quá no, phải  cố gắng thực hiện đúng ăn đúng giờ, đúng lượng, sau khi ăn cơm xong nên nghĩ ngơi. 

3. Tích cực điều trị những căn bệnh khác: Phải tích cực điều trị các chứng bệnh như viêm khoang miệng, viêm họng, viêm mũi và những bộ phận khác, cũng như các bệnh truyền nhiễm, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày cư trú và sinh sản gây bệnh.

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh viêm dạ dày mãn tínhTidras muốn chia sẽ đến cho người bệnh, chúng tôi hi vọng bài viết có thể giúp bạn có những thông tin hữu ích, từ đó có thể phòng tránh hoặc điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, Khi cần tư vấn xin đừng ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình, xin cảm ơn.!

Xem Thêm: Thuốc Điều trị viêm Dạ Dày Mãn Tính

Các Bài Viết Liên Quan Có Thể Bạn Quan Tâm:

  1. Những Thông Tin Quan Trọng Về Bệnh Loét Dạ Dày Tá Tràng
  2. Viêm Loét Hành Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không ?
  3. Những Thông Tin Quan Trọng Về Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Tính
  4. Chế Độ Ăn Cho Người Loét Dạ Dày Tá Tràng
  5. Sự Khác Nhau Giữa Loét Dạ Dày Và Loét Tá Tràng
  6. Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nên Ăn Gì Để Giảm Triệu Chứng
  7. Những Dấu Hiệu Viêm Loét Dạ Dày Bạn Cần Chủ Ý
  8. Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Đau Dạ Dày Từ Thảo Dược Quý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *