Bệnh loét dạ dày tá tràng thường chịu sự kích thích của dịch vị dạ dày và thức ăn ở đường tiêu hóa. Vì vậy sự phát sinh, phát triển các triệu chứng nặng hay nhẹ, có thể chữa khỏi hay không có liên quan mật thiết tới chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng. Cách ăn uống trong 3 giai đoạn phát triển của bệnh này được khái quát như sau:
1. Thời Kỳ bệnh phát tác cấp tính
Trong thời kỳ này người bệnh đau nhiều, vì vậy dùng thức ăn thể lỏng hoặc hơi lỏng là phù hợp, ví dụ như súp, cháo, nước cà chua, canh cải, nước hoa quả,… lượng thức ăn tăng dần từ ít lên nhiều. Các loại thức ăn có tính kích thích mạnh với dạ dày hoặc gia vị như; rau cần, mầm đậu, rau hẹ, hành, tỏi, ớt… trong thời kỳ này nên hạn chế nghiêm ngặt. Tuy nhiên mật ong lại rất thích hợp đối với người bệnh lúc này, vì lương đường hoa cùng nhiều chất khoáng và vitamin, cũng như chất xúc tác phong phú chứa trong mật ong vừa bổ sung nhiệt lượng và dinh dưỡng, đồng thời có hiệu quả nhất định trong việc làm lành vết thương.
2. Thời kỳ bệnh đã được khống chế
Khi bệnh viêm loét dạ dày đã được khống chế, triệu chứng cục bộ đã giảm nhẹ, chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng chuyển dần từ lỏng sang các loại thức ăn mềm, nát, vậy nên có thể chế biến thức ăn theo kiểu hầm, luộc, ninh, xào… Để tránh niêm mạc dạ dày một lần nữa bị kích thích, người bệnh nên ăn thức ăn ấm là thích hợp nhất. Bởi thức ăn quá nóng sẽ làm cho mạch máu vùng dạ dày nở to, có nguy cơ gây xuất huyết dạ dày; ngược lại thức ăn quá lạnh làm cho mạch máu niêm mạc dạ dày co nhỏ lại, gây thiếu máu, làm vết loét lâu lành. Trong thời kỳ này, lương thức ăn và chất dinh dưỡng phải tăng dần, ngày ăn 4 bữa là hợp lý.
3. Thời kỳ phục hồi ổn định
Để củng có hiệu quả điều trị, người bệnh vẫn cần hạn chế các thức ăn có tính kích thích với dạ dày, chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng có thể bổ sung thêm bổ sung thêm một số ít các loại rau củ quả có lượng chất xo cao nhưng dễ tiêu hóa như; dưa chuột, cà chua, củ cải, cải trắng… Về phương pháp chế biến vẫn nên cắt nhỏ hoặc thái thành sợi các thực phẩm, thức ăn chính tốt nhất là cơm, mì sợi, cháo, bánh bao. Thời kỳ này khôi phục chế độ ăn 1 ngày 3 bữa như bình thường, sau khi ăn nên uống một ly nước hoa quả tươi vắt càng tốt.
Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nên Ăn Gì
Nguyên tắc chúng khi thực hiện chế đô ăn cho người loét dạ dày tá tràng
Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai kĩ thức ăn thành miếng nhỏ trước khi nuốt vào dạ là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa hấp thụ thức ăn có hiệu quả người bệnh cần lưu ý
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên ăn thực phẩm sống
- Không nên ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa ( 4 – 5 bữa ) ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa axit, mỗi bữa nên ăn ít lại để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày rất dễ kích thích tiết axit.
- Không nên ăn quá nhiều canh dùng trong bữa cơm
- Ăn xong không nên lao động nặng hay chạy nhảy ngay.
Một số lưu ý khi chế biến thức ăn trong chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng
Trước khi nấu các loại thực phẩm nên được thái nhỏ, nghiền nát hoặc xay ra sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị dạ dày và vận chuyển thức ăn qua dạ dày cách nhanh chóng
Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến sự kích thích dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá sẽ làm cơ dạ dày co bóp mạnh, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc dạ dày bị xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do đó nhiệt độ thích hợp cho thức ăn dể tiêu hóa và hấp thụ là 40 – 500C
Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa; Nếu như thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa sẽ không thấm vào được thức ăn, ngược lại thức ăn quá loãng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa thức ăn kém đi. Do vậy thức ăn chỉ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống từ 100 – 200ml nước. Trong trường hợp nếu bị tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.
Xem thêm: Thuốc Đông Y Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng
Những thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng
- Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín
- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày; Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát
- Thực phẩm giàu đạm dể tiêu ( thịt nạc, cá chế biến kiểu hấp, luộc, om để dể hấp thụ )
- Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột ( cơm nát, cháo, bánh mỳ, các loại khoai củ )
- Các loại dầu thực vật, có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị ( ăn số lượng ít )
Những thức ăn không nên dùng trong chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng
- Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối, những thức ăn xào, rán nhiều dầu mỡ
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn; Lạp xưởng, xúc xích dăp bông, và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc
- Những loại thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dại dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…
- Trái có vị chua, khế, cam, chanh, du đủ chín, chuối tiêu…
- Gia vị giấm tỏi, ớt, dưa, cà, hành muối,
- Trà đặc, cà phê, đặc biệt bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá
Trên đây là bài chia sẽ về chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng chúng tôi hi vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu và xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý lành mạnh giúp bạn sớm có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.. xin cảm ơn
Xem thêm: Sự Khác Nhau Giữa Loét Dạ Dày Và Loét Tá Tràng
Xem thêm: Viêm Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không ?
Xem thêm: Thuốc Đông Y Hỗ Trợ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng